Wednesday, May 11, 2016

Bagan cổ tích là có thật (P2)

Quyết tâm phục thù vụ hoàng hôn, tôi hẹn hò với bình minh lúc 4h sáng. Con đường từ Nyangung đến Old Bagan khoảng 8km, tối thui nhưng có nhiều du khách lang thang tìm đường đến đền Shwesandaw như chúng tôi. Đền Shwesandaw là nơi ngắm hoàng hôn, bình minh đông khách nhất Bagan.
Và.. bình minh đã không làm tôi thất vọng

Giá vé để lên 1 chiếc khinh khí cầu ngắm bình minh là trên 300$/người. tất nhiên tôi không đi.
Những chiếc khinh khí cầu bay trên những ngôi đền giữa vùng hoang mạc mờ sương sớm và những chiếc xe ngựa tung bụi trắng mờ. Cảnh vật cứ như trong một câu chuyện cổ tích xa xưa nào đấy
Tôi say sưa ngắm nhìn và chụp lia lịa quên hẳn cảm giác sợ độ cao khi đứng trên tầng cao nhất của Shwesandaw. Trong cái không gian ấy- mặc dù có rất nhiều khách Trung quốc, không có tiếng ồn, chỉ có tiếng lách cách liên hồi chủa những chiếc máy ảnh.
Mặt trời lên khá nhanh và những tấm ảnh mới cứ đẹp hơn, diệu kỳ hơn những tấm ảnh vừa được chụp cách đây dăm ba phút

Vâng, ở Bagan không có thợ chụp ảnh tồi
Sau khi chụp tấm, tôi đã lân la làm quen cô gái Tứ Xuyên- Bạn xem này, trông bạn thật đẹp.. Con gái Tứ Xuyên vốn nổi tiếng về vẻ đẹp toàn diện mà
Ngôi đền khá nhỏ, bậc thang dốc và hẹp, nhưng từ rất sớm mọi người đã tụ tập rất đông để xí view đẹp nhất

Chỉ có mỗi việc ngắm mặt trời mà chúng tôi đã ngồi đó từ 5h sáng đến 8h vẫn chưa muốn về
Về khách sạn ăn sáng miễn phí và được phục vụ như thế này đây
Tôi không nhớ tên khách sạn mình đã ở vì tôi chưa bao giờ có thói quen Book phòng. Phòng tôi ở đối diện bên kia đường nhưng ăn sáng thì qua bên sân thượng tòa nhà bên này. Và cái sân thượng này là một chỗ lý tưởng để nhấm nháp ly cf, để sống chậm. Ở Myanmar mọi người thường uống trà sữa. Trà sữa khá ngon và đậm chất (khác vớ trà sữa trân châu đài loan). Bạn có thể mua những gói trà sữa pha sẵn về làm quà. 
Cũng lúc này chúng tôi phát hiện ra sự thật kinh hoàng, bạn đồng hành của tôi để quên túi xách (passport và tất cả tiền bạc) ở Shwedagon, Vội vã quay trở lại chúng tôi được những người bán hàng trao  trả chiếc túi xách còn mỗi giấy tờ và pp. Hú hồn, vẫn còn đường về Việt Nam, nhưng khoảng tiền trong đó là tất cả những gì bạn ấy mang theo. Họ bảo rằng 1 người đàn ông già đã nhặt được túi xách và chúng tôi nên cho tiền ông ấy. Có 1 điều thú vị là cả mớ tiền Việt Nam đồng cũng bị mất nốt. Ở Bagan lũ trẻ hay hỏi: r you from vietnam, china? và sau đó chúng sẽ gợi ý bán cho bạn những đồng Việt Nam, Nhân dân tệ để lấy Kyat với giá rất bèo.
Những ngày ở Bagan, chúng tôi lang thang. Cứ đi lang thang chậm rãi như vậy nhưng cũng hết ngày vì có quá nhiều thứ để ngắm nhìn. Đang lang thang trên đường từ olb Bagan đến New Bagan, chúng tôi bắt gặp một buổi lễ diễu hành gì đó. Một cuộc diễu hành đầy sắc màu
Đó, ở xứ cổ tích, lũ bò kéo xe được trang hoàng lộng lẫy để chở công chúa dạo phố

Những cô công chúa trông có vẻ đẳng cấp hơn thì được ngồi ngựa, và bên cạnh luôn có phụ huynh mang theo dù để che nắng. Họ diễu hành qua những ngôi làng với kèn trống tưng bừng. Người dân dạt hai bên đường và bàn tán xì xồ

Họ đứng ngồi, xầm xì, chỉ trỏ cứ như những đám cưới ở Việt Nam 2 thập niên trước.

Đầu làng, có hai nghệ sĩ đang biểu diễn điệu múa con lăng quăng. Họ nhảy loạn xạ, đùa bỡn nhau cứ như Thị Nở- Chí Phèo, và thình thoảng có vài người dân chắp tay cho tiền với vẻ thành kính

Công chúa cưỡi ngựa đi sau, đoàn tùy tùng cầm ô đi trước mở đường. Hoang mạc Bagan bỗng trở nên rực rỡ đến diệu kỳ


Tôi phát hiện ra trong lễ diễu hàng với hàng chục đứa bé ngồi trên xe bò, lưng ngựa không phải chỉ toàn con gái. Có những cậu bé cũng được trang điểm lộng lẫy chẳng khác gì một nàng công chúa tóc ngắn. Ở Myanmar dường nhưa khoảng cách giời tính bị rút ngắn tối đa. Đàn bà mặc váy, đàn ông cũng thế. Đàn bà tè ngồi, đàn ông cũng thế. Đàn ông ăn trầu đàn bà hút thuốc. Những khu chợ 50% là đàn ông 50% còn lại chắc chắn là đàn bà. Từ ăn mặc đến lỗi sinh hoạt, đàn ông đàn bà hầu như không có khoảng cách.
Đoàn người tiến vào một ngôi đền lớn. Ở đó người ta đã chuẩn bị sắn cơm canh, lều rạp

Tôi chả biết họ đang làm gì nên đi xem người ta nấu ăn
Họ thấy tôi dòm dòm nên gọi vào ăn chung. Mọi người chỉ cần bước chân vào và ngồi ăn. Riêng tôi là người nước ngoài, họ chăm chút tôi từng chút từng chút, múc thức ăn cho tôi, thêm cơm cho tôi, chụp hình cho tôi dù tôi không yêu cầu. Sau khi ăn xong họ rót nước cho tôi, hỏi tôi no chưa, có muốn ăn nữa không, và xin tôi khoảng 10k vnđ (quá rẻ quá chu đào nên tôi rất vui vẻ đưa họ). Ở Myanmar người ta hay bốc thức ăn (dù thức ăn khô hay cà ri). Lấy cái dĩa khô, nhúng vào thau nước cho sạch, bốc thức ăn bỏ vào dĩa, lấy cái thìa ướt mèm và mời bạn ăn. Hơi kinh dị nhỉ.
Nhưng ở đâu cũng vậy, họ có thói quen nhúng thìa, đũa, chén bát vào nước.
Ở Bagan có hàng ngàn ngôi chùa, ngọn tháp lớn bé. sắp bội thực chùa

Chúng tôi vào một ngôi làng của người cổ dài. Những người phụ nữ được lắp vòng đồng vào cổ. Theo thời gian những chiếc vòng ngày càng nhiều ra và cổ họ cũng ngày càng dài ra, trông rất kinh dị. Chắc họ phải đau đớn lắm. Tôi không thích điều này

Chúng tôi trở lại Nyangung và vào chợ dạo. Thường đi tới đâu tôi cũng thích đi chợ. Chợ là nơi bán những thứ kỳ dị và đậm nét văn hóa vun

Tôi bị mê hoặc bởi những tác phẩm thủ công của Myanmar , muốn hốt về hết mà không có tiền nên thôi chụp một tấm rồi bở đi chứ k có rờ
Tôi thấy ngoài phố ngừoi ta có tour đi núi Popa cách đó khoảng 50km với giá 8$. Mặc mọi lời khuyên núi Popa chả có gì, tôi quyết định đi núi Popa vì cái tên nó nghe vui tai và hình lụm trên mạng nó đẹp như vầy nè:

Chiếc Minivan đưa chúng tôi tới núi Popa sau khi vòng vèo qua những con đèo ngoằng ngoèo

Ở chân núi họ có dịch vụ giữ dép (vì tất cả đền chùa ở Myanmar đều bắt buộc đi chân đất). giày tôi bản muốn vứt đi rồi nên tôi để cạnh sọt rác, mất cũng được. Leo bộ lên núi quả là 1 thử thách, vừa mệt vừa bị mấy con khỉ hù. Tụi nó không có việc gì làm nên đánh nhau suốt ngày, thậm chí cầm cả chai bia ném nhau. Tôi cũng không có việc gì làm nên lên đỉnh núi ngồi cả tiếng xem bọn khỉ đánh nhau. Thấy mình như lạc vào cuộc thanh trừng của những băng nhóm mafia thời tiền sử

Ngôi chàu trên núi có những gian thờ trông rất kỳ lạ, và người dân cũng giống vn, trung quốc. Thần thánh nào cũng được nhét tiền lẻ đầy túi, đầy đầu.

Ở đây tôi làm quen với một cô bé Hongkong răng hô nhưng hay cười, vì lúc đi cùng xe cô này ngủ li bì và dựa vào vai tôi

Xuống chân núi tôi bắt gặp 1 anh chàng tây âu vác cái balo to oạch đừng ngắm nhìn. Mọi người hỏi anh đi đâu, ăn gì chưa, tối ngủ ở đâu. Anh ta bảo: no idea, cứ đi thôi. Hahah, tự nhiên nghĩ mình cũng từng nhue vậy và cũng muốn đc như vậy. Cứ đi thôi vì thời gian là tất cả những gì anh ta có.
Tạm biệt núi Popa, tạm biệt Bagan... Cái cảnh xe chạy khi mặt trời khuất núi thật là sầu.

Clip ở Burma

2 comments: