Friday, November 25, 2016

Những con đường ở Esfahan - Iran

      Từ bé tôi luôn có một ước ao được đặt chân tới vùng đất trung đông, xứ sở của những câu chuyện cổ tích kỳ lạ, của nàng Sheherazad, của Sinbad, của Alibaba. Những gì tôi biết về trung đông chỉ là những tấm thảm bay, những con rắn lắc lư trước ống sáo của người ăn xin. Mấy thứ này có trong game alibaba bốn nút thần thánh mà ngày xưa rất ghiền. Và cũng chả hiểu sao, nhắc tới Trung đông là tôi hay hình dung ra cái xứ sở xa mạc không một bóng cây, mặt trăng thì to như cái mâm, sao thì dày đặt trên bầu trời, mặt trời thì chói chang. 
      Có lần vào facebook chị kia comment vu vơ: chị ơi bầu trời trung đông có khác Việt Nam không? chắc chỉ tưởng mình khùng nên k thấy trả lời. Đôi nét thế để biết chuyến đi này nó ý nghĩa với tôi thế nào. 
        Vì nó mang cả bầu trời ký ức tuổi thơ tôi trời về.

Chi phí:
- Vé máy bay: 3tr7 (khứ hồi sg-kuala-tehran)
- Visa: làm tại sân bay Tehran mất 127$ (cứ mua vé mbay, có lịch trình cụ thể, có sđt khách sạn bên Iran, book trc khách sạn và tới sân bay Tehran, đóng tiền, điền thông tin là đc cấp visa sau 30p)
- Chi tiêu tất cả: 240$ cho 9 ngày.
Vài nét về Iran:
     Iran hay còn gọi là Ba Tư là một quốc gia trung á có lịch sử văn hóa lâu đời và trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh. Trước đây, Ba Tư là một điểm dừng quan trọng nằm trên con đường tơ lụa. Nói thêm về con đường tơ lụa: Người Trung Quốc là những người đầu tiên biết cách nuôi tằm lấy tơ dệt lụa. Thời đó ngừoi La Mã, Ai Cập rất quý lụa từ Trung Quốc. Vì thế con đường giao thương hàng hóa trên bộ từ đông á sang châu âu đem lại lợi ích kinh tế rất lớn. Trải qua nhiều triều đại, con đường tơ lụa dần mất dần vị thế bởi giao thương hàng hóa đường biển. Và đến khi người Iran học được cách nuôi tằm dệt lụa để bán cho phương tây thì con đường tơ lụa chính thức đi vào dĩ vãng.
       Trước 1979, Iran trải qua nhiều biến cố và sau đó chịu sự cai trị của triều đình Shan. Triều đình Shan được sự ủng hộ mạnh mẽ bởi Anh và Mỹ
       Theo wiki: Thập kỷ 1970, Ayatollah Ruhollah Khomeini chiếm được cảm tình của đa số dân Iran. Những người Hồi giáo, cộng sản và những người theo đường lối tự do tiến hành cuộc Cách mạng Iran năm 1979, triều đình Shah bỏ chạy khỏi đất nước, sau đó Khomeini lên nắm quyền lực lập ra một nhà nước Cộng hòa Hồi giáo
       Hệ thống mới lập ra những luật lệ Hồi giáo và quy định quyền cai trị trực tiếp ở mức cao nhất từ trước tới nay cho giới tăng lữ. Chính phủ chỉ trích mạnh mẽ phương Tây, đặc biệt là Mỹ vì đã ủng hộ triều đình Shah. Các quan hệ với phương Tây trở nên đặc biệt căng thẳng và ngày càng căng thẳng :)).
       Bạn có thể xem phim Argo (giựt 3 giải oscar 2013) để hiểu rõ hơn về căng thẳng này

Tóm tắt thế để giải thích 1 số điều đặc biệt ở Iran:
 - Ngày 14/11 hàng năm là ngày người dân đổ ra đường để đốt cờ Mỹ, Anh
- Thứ 6 là ngày cuối tuần theo lịch Iran
- Tất cả du khách nữ sang Iran phải che khăn trùm đầu, tất cả đàn ông không được phép mặc quần lửng
- No Song, No dance, no alcohol. Chỉ có bán bia 0 độ thôi. Nhưng ngừoi dân thấy vẫn đeo tai phone, và nghe nhạc China
- 90% ngừoi đi ngoài đường mang giày
- Phần lớn dân số theo hồi giáo những vấn có nhiều người theo những đạo khác
- Trái với Irag,Iran cực kỳ an toàn, hòa bình, không có ISIS. Và người dân thì cực kỳ thân thiện, thích người nước ngoài
- Dân Iran rất thích người Trung Quốc
- Dân Iran cũng thích người Việt Nam vì: Việt Nam thắng Mỹ, giày Việt Nam rất good
- Thường xe Buýt ở Iran, nữ ngồi cuối xe, nam ngồi đầu xe
- Gái Iran rất đẹp hehehe

Đến sân bay Tehran lúc 12h đêm, chúng tôi bắt taxi ra quốc lộ để đón xe đi Esfahan. Đến Esfahan vào buổi sáng sớm tinh mơ. Và đây là hình ảnh đầu tiên tôi cảm nhận về Iran: Những bức tường lở, những người phụ nữ thước tha trong bộ váy dài Abaya, đen thui. 

Esfahan được nhiều người cho rằng là nơi kết tinh văn hóa của Iran. Đến Iran là phải đến Esfahan. 
Thức ăn chính của người dân Tây Á là bánh mì nướng




Quảng trường Khoimeini, là một trong những quảng trường lớn nhất thế giới, đã được Unesco công nhận là di sản


Quảng trường hình vuông, Xung quanh là bờ thành, bên trong bờ thành là khu buôn bán sầm uất gọi là Bazaar (chợ). Đây là kiểu kiến trúc đặc trưng ở Iran


Đồ mỹ nghệ ở Iran thì khỏi phải chê, đẹp ngất ngây


Có một điều mình rất ghét ở Iran đó là những Mosque (nhà thờ hồi giáo) đều bán vé vào cổng, Vé tham quan ở Iran nằm trong khoảng 150-200k Rial (4-6$). Đắt nhỉ?


Vài bức ảnh về quảng trường Khoimeini (Naghsh-i Jahan)










Phụ nữ ở Iran bắt buộc phải trùm đầu, nam giới phải ăn mặc lịch sự. Cách ăn mặc của ngừoi dân ở Esfahan thật sự rất đẹp và thời trang. Các cửa hàng thời trang dành cho nam giới có vẻ như áp đảo các cửa hàng dành cho nữ
.


Mình đi vào đầu tháng 11, thời tiết không quá lạnh và lá vàng không có nhiều.




Đây là khuôn viên Cung điện ở Esfahan


Ở Esfahan có rất nhiều con kênh khô queo, và một dòng sông cũng khô queo nốt


Những con đường ở Esfahan luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ của tôi: lãng man, mát mẻ và tĩnh lặng.


Những cây cầu cổ xưa là điểm đến không thể bỏ qua ở thành phố này. Rất tiếc dòng sông không có nước


Những cây cầu ở Esfahan là nơi tụ tập, vui chơi của ngừoi dân






Buổi tối, chúng tôi đi bộ từ khách sạn ra cây cầu lớn nhất (chả biết tên, tạm gọi là cầu số 10) và cứ thế đi dọc theo bờ sông để đến 2 cây cầu còn lại


Dứoi chân cầu số 9 người dân tập trung thành từng nhóm, uống trà, ngồi chơi và hát thánh ca


Đến Esfahan nhất định phải đi cầu số 10 và cầu số 9. Tại cầu số 9 có 2 con sư tử ở 2 đầu cầu nhìn nhau. Ban đêm ta có thể thấy mắt của con sư tử ở đầu đối diện sáng nhưng khi lại gần thì không thấy sáng. Một bạn tôi gặp ở quảng trường Khoimeini bảo ràng trong hốc mắt của 2 con sư tử có kim cương nên mới tạo ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng thú vị như vậy.
Ngày hôm sau chúng tôi bắt xe buýt qua phía bên kia cầu số 10 để đi thăm nhà thờ Vank Cathedral


Tôi không hiểu rõ về nhà thờ này nhưng đây là một nhà thờ lớn hiếm hoi ở đất nước hồi giáo Iran. Alexander Rhodes từng sống khoảng đời cuối cùng của mình ở đây sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam
Trần nhà thờ


Trong khuôn viên nhà thờ Vank có một bảo tàng nhỏ. Trong hình là quyển sách cổ gồm 14 trang viết kinh thánh bằng 7 thứ tiếng


Đây là 1 dòng kinh Quran được viết lên cọng tóc


















Buổi trưa chúng tôi ghé ăn Kebab là thịt cừu nướng và bánh mì. Đối với tôi, thịt cừu là món ăn kinh dị nhất trên đừoi vì cái mùi khó nuốt của nó. Ở Iran, thịt cừu là món ăn phổ biến trên đường phố. Tuy nhiên vẫn có nhiều quán ăn bán thịt gà




Những cửa hàng khô rất phổ biến ở Iran. Họ bán những hạt ngũ cốc, chanh khô, hoa hồng khô cho đến những loại rau sấy khô. Món ăn ở trung đông nói chung chủ yếu là soup đặc. Các loại rau của quả, ngũ cốc sẽ được nấu nhừ nát và ăn với bánh mì








Buổi chiều hôm đó tôi trở lại quảng trường Khoimeini và ngồi nhìn mọi người. Đó là khoảng thời gian thú vị nhất của tôi ở Esfahan. 


Có rất đông sinh viên và khách du lịch ở quảng trường


Dạo chơi khu Bazaar quanh quảng trường bạn sẽ tìm thấy rất nhiều món hàng hay ho. Chà là và nho khô là 2 sản vật có giá rất rẻ, bạn nên mua vế làm quà














Người Iran rất hiếu khách và dường như họ rất thích người nước ngoài, đặc biệt là ngừoi Trung Quốc. 3 tiếng ngồi ở quảng trường tôi đã được nói chuyện với rất nhiều người và biết thêm rất nhiều điều thú vị ở Iran. Tôi ấn tượng nhất với anh chàng Davood. Cậu chàng khoe với tôi rất nhiều hình chụp với người nước ngoài và chuyến đi châu âu của của ta. Khác hẳn với những gì cậu ta thể hiện ở Iran, ở nước ngoài cậu ta mắc quần đùi, tắm biển với các cô gái tây mặc bikini, uống rựu đến bí tỉ (những điều mà nếu sống ở Iran bạn không được phép làm). Dường như những luật lệ quá khắc khe ở Iran khiến giới trẻ muốn nổi loạn, và cách duy nhất thực hiện được điều đó mà không phạm luật là: du lịch nước ngoài. So ra, giới trẻ Iran du lịch nước ngoài nhiều hơn Việt Nam rất nhiều. Đơn giản, Iran giàu hơn Việt Nam.


Hai đêm ở Khách sạn tôi thường ra đây uống trà miễn phí. Lúc này là lúc tôi chỉ muốn ngồi 1 mình. Thế nhưng các bạn ấy cứ hỏi tôi búa xua, lúc này tôi mới thấy sự hiếu khách, tò mò khiến tôi bực mình. Nói thêm về những quầy trà miễn phí vào ban đêm. Những quầy trà này xuất hiện trong những ngày quốc lễ Ashoura. Lê Ashoura là lễ tưởng nhớ ngày mất của cháu trai nhà tiên tri Mohamad tên là Imam Husein. Vào ngày lễ này những người đàn ông sẽ vừa đọc kinh thánh vừa đám vào ngực cho đến khi đỏ tấy lên. Ở một số nơi họ đắp bùn lên người, dùng các vật sắc nhọn đâm vào da thịt đến chảy máu để thể hiện sự thấu hiểu nỗi đau mà Husein đã chịu.

Rất tiếc, tôi không được chứng kiến những cảnh này. Đây là 1 số hình ảnh lụm trên mạng:



7 comments:

  1. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình nhấn nút xem mà lỡ tay xóa mất cm của bạn nên mình chưa hiểu rõ ý bạn muốn hỏi gì. còn nếu bắt xe đi Esfahan thì lúc đó mình nhớ k nhầm là 1h sáng bọn mình thỏa thuận giá cả vs ông taxi và ổng chở bọn mình ra chỗ cách sân bay chừng 5km, chỗ đó xe khách từ Tehran đi esfahan có chạy ngang qua, sau đó ổng bắt xe cho bọn mình. cho mình liên lạc nhé

      Delete
    2. cảm ơn bạn, bạn thông tin đúng ý mình hỏi rồi đó, mình cũng đáp AirAsia vào khuya và muốn tranh thủ thời gian đi Esfahan trong đêm đó luôn. Nếu bạn còn lưu thông tin di chuyển, chi phí và hotel từng nơi thì cho mình xin nhé, mình cũng đang tìm nhiều nguồn thông tin cho chuyến đi đầu năm sau. Email mình là binkido9x@gmail.com , thanks bạn! :D

      Delete
  2. đợt đó mình phụ thuộc hoàn toàn vào bạn mình nên đó cũng là sai lầm vì mình k thể truy cập internẻt bên Iran để tra thông tin. Bạn lưu ý vấn đề cực kỳ quan trọng khi làm Visa on Arrival là phải có booking khách sạn ở iran bạn nhé, bạn book ở tp nào cũng đc, miễn là xác định đc bạn ở tại khsan đó. book khách sạn qua email trực tiếp với khách sạn. Bạn chịu khó tìm hiểu nhé

    ReplyDelete
  3. Okay, cảm ơn bạn nhiều nha, mình sẽ lưu ý vụ VOA! :D

    ReplyDelete