Thursday, December 1, 2016

Những sắc màu Shiraz - Iran

Shiraz là thành phố của có lịch sử văn hóa trên 2000 năm, được mệnh danh là thành phố của hoa hồng, thành phố của những khu vườn, của tình yêu, của những nhà thơ (nổi tiếng nhất là Hafez. Đến Shiraz lúc tối muộn. Tôi có 1 ngày ở Shiraz chỉ để đi thăm những tàn tích cổ xưa.

Sống hết đời, muốn có bao nhiêu thứ!
Trời đất quay, tôi được gì kia chứ?
Những người gặp, tôi mong muốn bạn bè
Tất cả thành thù. 
Số phận tôi là thế!
.
.
.
.
Chỉ con tim giải thích được cho con tim về niềm vui nhận thức
Đừng rao giảng về điều này và đừng gửi đi thông điệp.
Đây là khuôn viên nhà nghỉ 12$/dorm, rất đậm chất Ba Tư


Một Mosque gần nhà nghỉ



Đây là Buffet sáng. Thật ra bữa ăn sáng ở khách sạn này khá hoành tráng


Một ngừoi phụ nữ hồi giáo trong hẻm nhỏ


Chúng tôi thuê xe taxi đi thăm quan di sản Persepolis với giá 1 triệu Rial. Với giá 1 triệu rial, với tôi đã là rất rẻ so với đi tour cho đoạn đường dài 70km. Với bạn đồng hành, như thế vẫn là chưa đủ
 Bạn đã bao giờ thấy khó chịu với bạn đồng hành. Tôi là 1 ngừoi khá nóng tính. Chuyến đi này thật sự là chuyến đi tồi tệ nhất theo khía cạnh bạn đồng hành. Rất may loại trừ điều đó ra, tôi đã có khoảng thời gian enjoy tuyệt vời với những ngừoi bạn bản địa xa lạ hay với khách du lịch như: cô nàng Nhật, anh chàng Singapore, cậu sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ.
Sở dĩ tôi nói điều này vì tôi nghĩ chuyến đi này tôi đã học được một bài học tuyệt vời về sự kiềm chế. Tôi kiềm chế được cơn nóng giận của mình. Tôi không cãi nhau, tôi chọn cách im lặng.
Vì sao tôi không tách đoàn dù điều đó sẽ làm tôi vui hơn? đơn giản vì tôi tiếc TIỀN. Tôi luôn đặt ra những mục tiêu về sự tiêu tiền của bàn thân, nếu tháng trước xài quá tay thì tháng này phải nhịn lại. Ít nhất trong 1 quý tôi phải save đủ một số tiền mục tiêu đã đặt ra. Và.. vì tôi quá chủ quan mượn tiền usd bạn đồng hành mà k chịu chuẩn bị sẵn ở Việt Nam.  Tách ra, tôi sẽ được tham quan ít hơn vì k kham nổi tiền thuê taxi. Lý do thứ 2 là: đây là chuyến đi đáng mơ ước của tôi, tôi muốn lên đường với một cái đầu trống rỗng và lấp đầy nó trên mỗi chặng đường- Tôi đã không chuẩn bị bất cứ điều gì cho chuyến đi. Thậm chí tôi còn không biết Yazd có gì, Shiraz có gì. Tôi phụ thuộc, Xui xẻo thay, điện thoại tôi không thể kết nối wifi ở toàn Iran (chắc có lẽ liên quan đến chuẩn wifi b/g/n)
Việc kiềm chế cảm xúc của mình không dễ dàng tí nào. Tôi chỉ thật sự thấy thỏa mái mỗi khi tách ra khỏi đoàn.
Dù vậy, về Việt Nam chúng tôi vẫn là bạn. Nhưng chắc chăn một điều tôi hiểu ai sẽ đi tiếp với mình, ai sẽ dừng cuộc chơi
.
.
Lời giữ lại trong mình 
 Là đầy tớ của anh.
Lời thoát ra khỏi miệng
Là ông chủ của anh.
Persepolis là kinh đô nghi lễ của đế quốc Ba tư xưa. Được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Khi Alexander đại đế sau khi chinh phục Hi Lạp đã đến Ba Tư. Mặc dù nơi đây là biểu tượng giàu có của đế quốc Ba Tư, là nơi thực hiện nhiều nghi lễ và tiếp đón hoàng gia các nước nhưng Alexander đaị đế đã cho quân đóng ở đây 2 tháng và bày tiệc linh đình. Sau đó, nhớ tới mối thù năm xưa: Hoàng đến Ba Tư Xerxes đánh sang Hy Lạp và thiêu trụi Athens, Alexander cho lính đốt sập Persepolis.
Trước khi thành Persepolis bị đốt, Alexander Đại đế đã vơ vét toàn bộ châu báu trong ngân khố của thành, chất lên ba nghìn con lạc đà, chuyên chở về xứ Macedonia của mình. Ông cũng cho bóc hết những lớp vàng dát lên cột đá, lên những bức phù điêu trên tường, trên các cầu thang. Xứ Ba Tư hồi ấy nổi tiếng nhiều vàng bạc châu báu, giàu sang bậc nhất dưới gầm trời.
Trải qua hơn 2500 năm, công trình hầu như bị đổ nát hoàn toàn nhưng những cột đã cao chót vót, những phù điêu sắc sảo vẫn khiến du khách ngỡ ngàng




Rất tiếc là họ không cho chui vào bên trong



Giữa sa mạc cằn cỗi nhưng hoa nghệ tây vẫn nở. Nghe đồn nhụy của loài hoa này dùng để làm gia vị và được xem là thứ gia vị đắt nhất thế giới. Mỗi năm nhụy hoa nghệ tây đem lại nguồn thu khổng lồ cho Iran

Cách Persepolis khoảng 4km là Necropolis là khu lăng mộ của vua gì gì đó.. gồm có 4 cái mộ nằm trong vách núi.


Đây là Necropolis. mộ được khắc trên vách núi cùng những bức phù điêu to chà bá lửa


Khách du lịch bé tẹo teo. Ở đây cũng không cho chui vô lăng mộ


Vé thăm quan ở Iran phải nói là rất đắt và chỗ nào cũng bán vé, vé vé khắp mọi nơi. Ngay cả khu lăng mộ trên vách núi này, phía trước họ đổ một đồi đất cao, bắt buộc du khách phải mua vé để chiêm ngưỡng.


Trở lại Shiraz, đây là hoàng cung của một vị vua thời nào đó trong lịch sử Iran.


Lúc này tôi vs 1 ngừoi đã tách đoàn để tối vế Tehran, kịp cho chuyến bay đêm hôm sau. Trời nắng nhẹ, hơi hơi lạnh, phải lang thang với cái balo nặng, không biết phải tham quan cái gì ở đâu nên tôi đã bỏ lỡ khá nhiều điểm hay ho ở Shiraz


Đi dạo Bazaarvà tôi mua được rất 


Đi lang thang 1 hồi thì gặp Hah Cheragh (cái tên nghĩa là “Vị vua của ánh sáng”). Ton ton vác balo vào đây thì bị bảo vệ chặn lại kiểm tra balo một cách hết sức vui vẻ. Và còn bảo đứng chờ hướng dẫn viên dẫn vào thăm quan? hoàn toàn miễn phí và nhiệt tình, choáng




Bên trong rất to và rộng.


Đẹp dã man con ngan luôn nhưng thật khó để chụp được một tấm hình đẹp ở đây


Một khung cửa sổ đầy sắc màu.


Rất tiếc, chỉ có người Hồi giáo mới được vào trong lăng mộ. Đứng ngoài nhìn vào đủ thấy lăng mộ lấp lánh ánh kim sa đẹp như thế nào rồi. Toàn bộ bên trong lăng mộ được dát bằng những mảnh thủy tinh, kết hợp với ánh sáng từ đèn chùm tạo ra một căn phòng ..KIM cương hehe. Trần của lăng mộ được đánh giá là một trong những trần nhà đẹp nhất thế giới


đây là 1 loại berry chua lét, thường ăn với cơm hoặc sấy khô rắc lên cơm. Nước ép của nó cũng chua lét như nước chanh. Ẩm thực Iran luôn luôn có chai nước chanh trên bàn thay cho chai nước mắm như ở Việt Nam









Dưới đây là thánh đường Pink. Nơi tôi đã bỏ qua khi đến Shiraz vì không biết nó tên gì để hỏi đường. Thật đáng tiếc: 
cổng Qu'ran hình trên mạng


(hình trên mạng)


(hình trên mạng)
Hoàng hôn và bình minh trên sa mạc là thứ ánh sáng ma mị tuyệt vời nhất mà tôi được cảm nhận ở Iran. Tấm ảnh này chụp khi xe bắt đầu lăn bánh rời Shiraz.

2 comments:

  1. Lovely, shiraz is an interesting destination. Nice photos.
    du lịch iran

    ReplyDelete
  2. Thơ chính chủ hay thơ hafez mà hay nhẩy

    ReplyDelete